Ngoài mục đích là thiết bị tiếp nhận mệnh lệnh của người dùng, loa Google Nest còn có khả năng phát nhạc với âm thanh chất lượng, đặc biệt là loa
Google Nest Audio và
Google Home Max cho âm thanh sống động. Khả năng
kết nối giữa các loa làm cho 1 ngôi nhà có thể phát 1 bản nhạc trên tất cả các loa cùng một lúc hoặc phát nhạc riêng từng bài cho mỗi loa, tạo ra
hệ thống âm thanh đa vùng. Gia chủ có thể đặt lịch phát nhạc theo thời gian sinh hoạt, chẳng hạn đặt nhạc du dương đánh thức vào lúc 6h buổi sáng, một bản nhạc sôi động chào đón chủ nhà trở về sau 1 ngày làm việc vào lúc 18h. Các thao tác tạo nhóm loa như sau:
Nguồn nhạc miễn phí để phát trên thiết bị loa Google gồm các nguồn sau:
- Nhạc trên thiết bị khác phát đến loa Google qua Bluetooth
Yêu cầu của cách phát nhạc này là thiết bị phát nhạc và loa Bluetooth đặt gần nhau. Bất cứ thiết bị nào có khả năng kết nối Bluetooth đều có thể kết nối đến loa Google một các dễ dàng. Đây là cách phát nhạc dễ thực hiện nhất do thao tác đơn giản.
- Nhạc trên máy tính phát đến loa Google qua tính năng trình chiếu
Chọn Website phát nhạc (Ví dụ: Youtube.com). Trên trình duyệt Chrome nhấn vào mục

trên Tab Menu, sau đó nhấn vào mục Truyền (Cast), chọn tên loa muốn phát nhạc.
- Nhạc trên trên các nền tảng của Google
Sử dụng loa Google, người dùng sẽ được hỗ trợ sử dụng miễn phí các nền tảng của Google như Youtube, Spotify, Google Play Music… Tài khoản miễn phí hoặc mất phí của các nền tảng này đều được hỗ trợ nghe nhạc, tuy nhiên mức độ hỗ trợ của 2 loại tài khoản là khác nhau (Tài khoản có phí được nghe những bản nhạc với thông tin chính xác theo tên bài hát, ca sỹ…
Nền tảng nghe nhạc được phổ biến tại Việt Nam là Spotify do nội dung nhạc Việt Nam là phong phú nhất.
Để cài đặt nền tảng Spotify làm nền tảng mặc định trên Google Home, nhấn vào mục Cài đặt, chọn Âm nhạc, chọn nền tảng Spotify làm nền tác nghe nhạc mặc định.