Loading...

Những lưu ý về hệ thống điện cho thiết bị Smart Home

            Hiện nay, khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao, việc hưởng thụ cuộc sống đã được trú trọng nhiều hơn. Từ đó Smart Home cũng được quan tâm và tìm hiểu bởi những người mong muốn có cuộc sống tiện nghi, trải nghiệm cuộc sống mà các thiết bị IoT mang lại.

            Những khách hàng muốn lắp đặt Smart Home có 2 trường hợp: Trường hợp 1 là đang ở tại ngôi nhà thường chưa có hệ thống thiết bị Smart Home và trường hợp 2 là đang xây mới 1 ngôi nhà.

1. Trường hợp những ngôi nhà xây mới

Đối với 1 ngôi nhà xây mới, gia chủ cần lựa chọn đơn vị cung cấp giải pháp nhà thông minh uy tín để đơn vị này tư vấn về công nghệ cũng như góp ý hệ thống điện cần phải lắp đặt để đi ống ghen, lắp đặt đế âm… trước khi ngôi nhà được xây trát hoàn thiện và kéo rải dây điện. XHiTech có một số lưu ý cho gia chủ khi thiết kế đường điện để thuận lợi cho việc thi công lắp đặt Smart Home như sau:

a. Kéo rải dây dẫn điện

Dây điện từ aptomat tổng tới các aptomat phân phòng, từ aptomat phân phòng được kéo tới các đế âm của công tắc và ổ cắm. Dây điện qua ổ cắm luôn luôn là 2 dây lửa và dây mát (dây nóng và dây nguội, Tiếng Anh là dây Line – L và dây Neutral - N), nhưng dây qua công tắc với đặc điểm điều khiển đèn chỉ cần đóng/ngắt 1 pha lửa lên đèn và để tiết kiệm vật tư nên dây mát thường không được kéo về đế âm gắn công tắc.
Công tắc nhà thông minh nói riêng và các thiết bị Smart home nói chung để hoạt động được đều cần phải có đủ cả dây nóng và dây nguội để cấp nguồn cho thiết bị. Vì vậy, khi xây mới nhà, dù lắp hay chưa lắp thiết bị thông minh, công tắc thông minh thì gia chủ cũng nên kéo cả dây nóng và dây nguội đến đế âm, để khi có nhu cầu nâng cấp thành nhà thông minh, công việc sẽ trở nên đơn giản là chỉ cần thay thiết bị mà không cần bổ sung thêm đường dây.
Khi đi đường dây cần tuân thủ quy ước dây nóng màu đỏ, dây nguội màu xanh hoặc màu đen.

b. Xác định vị trí dây điện chờ

Dựa vào bản vẽ thiết kế hoặc dự kiến vị trí đặt nội thất, thiết bị điện tử, cần xác định rõ vị trí đặt dây cấp nguồn và lắp đặt hạ tầng điện dù cho có lắp thiết bị điện hay chưa.
Việc dự kiến trước vị trí lắp thiết bị sẽ giúp gia chủ chuẩn bị hạ tầng điện, khi muốn lắp thiết bị sẽ không phải lo đến việc đi đường điện, vừa tốn kém, vừa mất thẩm mỹ.

c. Cách thức đặt đế âm công tắc

Hệ thống điện dân dụng nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng 2 loại đế âm: Đế âm vuông (kích thước 82x82x40), đế hình chữ nhật (kích thước 106x65x40). Các loại đế âm này đều tương thích với các loại công tắc thường cũng như công tắc thông minh trên thị trường hiện nay. Không sử dụng đế âm đôi mà sử dụng các đế âm đơn lắp cách nhau 20 đến 25mm Khi 2 công tắc gần nhau để khi hoàn thiện, không gian giữa 2 công tắc được đảm bảo khoảng cách và tính thẩm mỹ.

Khoảng cách giữa 2 đế âm

Tùy thuộc vào loại công tắc mà chủ nhà chọn lắp đặt mà đế âm công tắc là loại vuông hay loại chữ nhật, tuy nhiên không nên chọn đế âm đôi vì sẽ tạo ra khe hở, ảnh hưởng tới thẩm mỹ sau khi lắp đặt công tắc.

Không nên lắp đặt đế âm đôi

Độ sâu của đế âm cần đặt sao cho mặt đế âm cách mặt sơn tường hoàn thiện từ 1 đến 2 cm. Việc lắp đế âm sau hơn mặt sơn hoàn thiện giúp việc lắp đặt công tắc thông minh được dễ dàng hơn khi trong đế âm tập trung quá nhiều dây diện, làm cho mặt công tắc Smart Home bị kích khi lắp đặt.

Có một lưu ý thêm nữa là khi các đế âm đặt gần nhau, cần xác định rõ đế âm nào sử dụng cho công tắc điều khiển thiết bị gì để khi thi công sẽ tách dây từ aptomat tới đế âm sao cho tại một khu vực đế âm, không nên rải tất cả dây điện về một đế âm rồi luồn dây sang các đế âm bên cạnh, mà phải chia dây về từng đế riêng để các đế âm đều có số dây đến theo đúng số công tắc điều khiển thiết bị điện trong nhà.

2. Trường hợp cải tạo nhà cũ

Để chuyển đổi thành Smart Home phụ thuộc rất nhiều vào hiện trạng hạ tầng điện. Với yêu cầu về hạ tầng hệ thống điện cho nhà thông minh, ngôi nhà có thể đáp ứng hoặc không đáp ứng yêu cầu.

a. Khi đường dây điện đã được kéo cả dây nóng và dây nguội tới vị trí cần thiết

Trường hợp này việc lắp đặt thiết bị thông minh thật dễ dàng. Ví dụ, với tính năng điều khiển đèn, chỉ cần thay mặt công tắc tương thích với đế âm hiện có là gia chủ có thể trải nghiệm những tính năng thú vị điều khiển đèn.

b. Khi dây điện không được kéo cả dây nóng và dây nguội đến bị trí cần thiết

Trường hợp dây điện không được kéo cả dây nóng (L) và dây nguội (N) đến bị trí cần thiết, gia chủ cần thực hiện cải tạo, bổ sung dây điện còn thiếu. Công tác cải tạo có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1 nếu chủ nhà không quan tâm đến thẩm mỹ mà chỉ chú ý đến trải nghiệm mà thiết bị Smart Home, các dây điện còn thiếu sẽ được đi nổi. Phương án này mặc dù không mang lại tính thẩm mỹ nhưng thi công nhanh với chi phí thấp.
- Trường hợp 2 khi chủ nhà vừa cần cải tạo từ nhà thường sang nhà thông minh, vừa yêu cầu tính thẩm mỹ, gia chủ cần tiến hành kéo dây điện bổ sung bằng cách luồn dây vào ống ghen điện hiện có hoặc đục tường để đi dây điện âm bổ sung.
Việc luồn dây điện vào ống ghen hiện có chỉ khả thi đối với trường hợp dây trong ống có ít và đầu luồn dây là dễ thao tác. Thường đầu luồn dây sẽ ở trên trần thạch cao, muốn luồn dây được phải khoét trần một khoảng rộng vừa đủ để thợ thao tác. Sau khi luồn dây xong phải bắn lại tấm trần đã khoét, bả và sơn trả lại hiện trạng ban đầu.
Đối với những căn hộ không có trần thạch cao, quãng đường luồn xây sẽ xa nên việc luồn dây sẽ không khả thi. Khi đó cần đục tường để đi bổ sung đường dây từ ổ cắm gần vị trí cần đi dây bổ sung. Sau khi đi ống ghen và luồn dây xong phải trát hoàn trả bề mặt, bả và sơn theo màu sơn hiện trạng.
Phương án này sẽ mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, nhưng lại phức tạp, tốn kém công sức và tiền bạc, đặc biệt là công tác thi công hoàn trả bề mặt sau cải tạo
.
Trên đây là những lưu ý về hệ thống điện mà XHiTech đưa ra để các bạn áp dụng vào trường hợp của mình, từ đó có những lựa chọn hợp lý để việc thi công Smart Home trở nên dễ dàng.

SĐT: 0988951669

Zalo

Địa chỉ

Liên hệ