Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi sâu sắc đời sống nhân loại, các lĩnh vực khoa học công nghệ phát triển vượt bậc trong cuộc cách mạng này gồm: Công nghệ sinh học, công nghệ Nano, công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo AI, và trong đó có cả IoT (Internet of think) đã khẳng định sức mạnh của thời đại Internet. IoT đã mang lại một cuộc cách mạng thật sự khi đã kết nối được vạn vật lại với nhau nếu vật đó có kết nối internet, và Smart Home (Nhà thông minh) là một sản phẩm tiêu biểu của IoT.
Ưu điểm Smart Home
- Kiểm soát và điều khiển từ xa
Kiểm soát được tình trạng hoạt động của các thiết bị trong nhà dù ở bất cứ nơi đâu có Internet, từ đó điều khiển thiết bị một cách hợp lý để tiết kiệm chi phí năng lượng.
- An ninh
Tạo sự yên tâm cho chủ nhà khi có thể kiểm soát xâm nhập bên ngoài thông qua camera, cảm biến chuyển động, khóa thông minh cửa ra vào.
- Tiết kiệm thời gian thao tác
Tiết kiệm thời gian di chuyển tới các vị trí công tắc dể tắt bật thiết bị, ngoài ra nhà thông minh còn giúp gia chủ thiết lập những thói quen để điều khiển nhiều thiết bị cùng lúc chỉ qua một chạm trên smartphone hoặc một câu lệnh. Chẳng hạn khi chủ nhà đặt lệnh “Đi ngủ”, đèn sẽ tắt hết, rèm phòng ngủ sẽ được đóng.
- Tiến tới Smart Home học theo thói quen người dùng
Giải pháp Smart Home có tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các trung tâm điều khiển nhà thông minh, các Hub này có thể học hành vi của người dùng để điều khiển nhà thông minh một cách tự động. Tính năng này là Home Automation, sẽ là xu thế trong tương lai.
- Tạo trải nghiệm mới cho gia chủ
Mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho chủ nhà thích công nghệ và khám phá.
- Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Những thiết bị Smart Home được thiết kế tinh tế làm cho ngôi nhà trở nên sang trọng. Tạo cảm giác tiện nghi, thoải mái cho người sử dụng
Nhược điểm Smart Home
- Chi phí
Chi phí đầu tư cho các thiết bị Smart Home là cao. Điều này khiến số lượng người có thể tiếp cận được Smart Home là chưa nhiều do thu nhập bình quân theo đầu người nước ta vẫn còn thấp. Đây là nguyên nhân chính khiến Smart Home chưa phổ biến ở Việt Nam.
- Tính bảo mật
Một lý do rất quan trọng khiến chủ nhà chưa tiếp cận đến Smart Home là do tính bảo mật của các thiết bị thông minh trong môi trường Internet. Tin tặc hoàn toàn có thể xâm nhập vào máy chủ và chiếm quyền kiểm soát thiết bị cũng như khai thác các hình ảnh riêng tư từ camera, chuông cửa có hình…Mặc dù hiện nay, các nhà sản xuất Smart Home đã trú trọng đến việc tăng cường tính bảo mật nhưng để tuyệt đối an toàn trên không gian mạng không chỉ yêu cầu nhà sản xuất thay đổi mà còn đòi hỏi người dùng cũng phải có những hành động tự bảo vệ mình như thường xuyên thay đổi mật khẩu tài khoản Smart Home, không truy cập những đường link lạ khi chưa biết nguồn gốc…
- Tính ổn định phụ thuộc vào chất lượng đường truyền Internet
Tất cả các thiết bị Smart Home đều là thiết bị IoT (Internet of thing), các thiết bị này hoạt động được ngoài việc cung cấp nguồn điện còn phải có đường truyền Internet ổn định (không dây hoặc có dây).
Tốc độ và tính ổn định của thiết bị Smart Home Internet phụ thuộc vào:
· Chất lượng đường truyền nhà cung cấp dịch vụ Internet;
· Chất lượng thiết bị phát Wifi;
· Số lượng thiết bị sử dụng Wifi;
Các yếu tố ảnh hưởng trên dần được khắc phục bởi các đường truyền cáp quang, các thiết bị phát Wifi Mesh, và các thiết bị nhà thông minh đang được các nhà sản xuất cải tiến dùng phương thức giao tiếp hạn chế qua Wifi mà qua Zigbee, Bluetooth Mesh; tuy nhiên giá thành các thiết bị này cao hơn so với các thiết bị Wifi.
Khi gặp các sự cố mạng Internet, thiết bị Smart Home sẽ không điều khiển được qua điện thoại, giọng nói mà phải điều khiển thiết bị theo cách truyền thống.
- Khó sử dụng cho người cao tuổi
Điều khiển thiết bị Smart Home qua điện thoại hay máy tính bảng đòi hỏi phải thực hiện qua một số thao tác khiến nó trở thành rào cản cho người cao tuổi trong việc sử dụng nhà thông minh.
Giọng nói của người cao tuổi cũng không đủ rõ ràng để ra lệnh cho trợ lý ảo thực hiện yêu cầu.
- Các hãng thiết bị Smart Home nước ngoài chưa hỗ trợ tiếng Việt
Trên thế giới, các nước đã phát triển Smart Home trước chúng ta hàng chục năm, không chỉ mạnh về công nghệ mà họ còn mạnh cả về công nghiệp phụ trợ. Mặc dù đã có các thương hiệu Việt tham gia thị trường nhưng đa số các thiết bị trung tâm của các thương hiệu lớn là sản phẩm của nước ngoài. Cá trợ lý ảo nổi tiếng như Google Assistant, Alexa đều chưa hỗ trợ tiếng Việt. Một số thương hiệu Việt Nam đã có trợ lý ảo hỗ trợ tiếng Việt, tuy nhiên việc đồng bộ hóa khi sử dụng nhiều thiết bị của các thương hiệu khác nhau là chưa cao.
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của Smart Home mà XHiTech đã tổng hợp. Qua những thông tin này, chúng tôi hy vọng người dùng hiểu phần nào về Smart Home để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp với nhu cầu và điều kiện đang có.